CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY

Rate this post

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY

1. Tại sao nước thải dệt nhuộm cần phải được xử lý?

Ngành dệt nhuộm là một ngành công nghiệp quan trọng trong việc sản xuất các sản phẩm vải và dệt may. Ngành dệt nhuộm không chỉ tạo ra các sản phẩm vải thông qua các quy trình dệt và nhuộm, mà còn đóng góp vào việc khai thác nguồn cung cấp sợi tự nhiên, phát triển ngành dệt may và thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong nhiều lĩnh vực.

Nước thải từ ngành dệt nhuộm là một vấn đề môi trường nghiêm trọng. Quá trình sản xuất dệt nhuộm tiêu tốn nhiều nước và hóa chất, dẫn đến việc tạo ra nước thải chứa nhiều chất ô nhiễm, như chất màu, hóa chất, muối và các chất còn lại từ quá trình nhuộm.

Nước thải dệt nhuộm có thể gây ô nhiễm môi trường nước và đất, gây tổn hại cho hệ sinh thái và sức khỏe con người. Chất màu trong nước thải dệt nhuộm có thể gây ra sự mất cân bằng sinh thái, làm giảm lượng oxy trong nước, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của các loài thủy sinh và gây chết động vật trong môi trường nước.

Tuy nhiên, theo số liệu thống kê, nghành dệt nhuộm thải ra môi trường khoảng 24 – 30 triệu m3 nước thải/ năm. Trong đó, chỉ có khoảng 10% tổng lượng nước thải đã được qua xử lý, số còn lại điều thải trực tiếp ra môi trường. Như vậy nếu không có hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm thì môi trường sinh thái ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường sống xung quanh.

 

Xử lý nước thải dệt nhuộm
Xử lý nước thải dệt nhuộm

2. Thành phần ô nhiễm có trong nước thải dệt nhuộm

Nước thải dệt nhuộm có chứa nhiều thành phần chất ô nhiễm đa dạng khác nhau. Chất ô nhiễm được phát sinh chủ yếu từ các quá trình giặt, tẩy trắng và nhuộm. Các thành phần bao gồm:

  • Các hóa chất, chất trợ (textile auxiliaries), các chất xử lý hoàn tất (finishing agents), phẩm nhuộm (dyestuffs), sử dụng các công đoạn khác nhau và hồ (siling agent) được tách ra.
  • Các tạp chất thiên nhiên (naturally occurring dirt) muối, dầu mỡ trong sợi bông (cotton), sợi len (wool) .
  • Sợi (fibers) bị tách ra do tác động hóa học và cơ học trong quá trình gia công xử lý.
  • Loại và lượng hóa chất sử dụng.
  • Cơ cấu mặt hàng sản xuất (tẩy trắng, nhuộm,…)
  • Tỷ lệ sợi tổng hợp.
  • Loại hình công nghệ sản xuất (gián đoạn, liên tục, bán liên tục)
  • Đặc tính máy móc, thiết bị sử dụng…

Ngoài ra, tính chất nước thải dệt nhuộm phụ thuộc vào từng loại vải, thuốc nhuộm sử dụng. Vì vậy, nước thải dệt nhuộm bao gồm các thành phần cơ bản sau:

  • Độ pH
  • Độ màu
  • Hàm lượng các chất hữu cơ
  • Hàm lượng cặn lơ lửng SS
  • Thành phần chủ yếu của nước thải bao gồm: thuốc nhuộm thừa, chất hoạt động bề mặt, các chất oxy hóa, xenlulozo, sáp, xút, chất điện ly…

3. Những ảnh hưởng của nước thải dệt nhuộm đến môi trường

  • Nếu pH > 9, khi độ kiềm trong nước tăng cao gây độc hại cho các loại thủy sinh trong nước.
  • Các loại muối trung tính có trong nước thải có tác dụng tăng hàm lượng chất rắn. Nếu lượng nước thải quá lớn, làm tăng áp suất thẩm thấu sẽ gây độc hại cho các loài thủy sinh, gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của tế bào.
  • Hàm lượng BOD, COD trong nước tăng cao do hồ tinh bột biến tính làm gây tác hại đối với đời sống thuỷ sinh do làm giảm oxy hòa tan trong nước.
  • Dư lượng thuốc nhuộm còn sót lại trong nước gây ra độ màu tăng cao ảnh hướng đến quá trình quang hợp của các loaig thủy sinh, ảnh hưởng đến cảnh quang nguồn nước.
  • Các chất độc nặng như sunfit kim loại nặng, các hợp chất halogen hữu cơ (AOX) có khả năng tích tụ trong cơ thể sinh vật với hàm lượng tăng dần theo chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái nguồn nước, gây ra một số bệnh mãn tính đối với người và động vật.
  • Hàm lượng ô nhiễm các chất hữu cơ cao làm giảm oxy hòa tan trong nước dẫn đến ảnh hưởng đến sự sống các loài thuỷ sinh.

4. Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm

4.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm

 

Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm
Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm

4.2. Thuyết minh sơ đồ công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm

Nước thải dệt nhuộm ở các công đoạn sẽ được thu gom và xử lý sơ bộ riêng trước khi dẫn vào hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm chung:

  • Nước thải hoạt tính được đưa vào bể trộn để tiến hành keo tụ tạo bông bằng phèn sắt với pH là 10 – 10,5, hiệu quả khử COD ở quá trình này khoảng 60-85%, bông phèn sau khi hình thành sẽ được đưa qua bể lắng để lắng cặn, nước trong sau lắng sẽ được đưa về hố thu gom tập trung.
  • Nước thải sufua được dẫn vào bể trộn để tiến hành keo tụ tạo bông ở pH = 3, bông cặn được lắng tại bể lắng và phần nước trong được dẫn về bể thu gom tập trung. Hiệu quả khử COD khoảng 70%.
  • Nước thải tẩy sẽ được đưa về bể trung hòa để trung hòa lại pH và đưa pH về 6.5. khi đó H2Osẽ bị thủy phân thành O2 bay lên gây ra bọt đồng thời hồ sẽ được tách ra khỏi nước. Nước thải sau khi tách hồ được dẫn về bể thu gom tập trung.

Sau khi thu gom nước thải từ các công đoạn về bể thu gom tập trung, nước thải được dẫn qua bể điều hòa để ổn định lại lưu lượng và nồng độ chất thải. Tại bể điều hòa có đặt thiết bị khuấy trộn giúp xáo trộn đều nước thải, tránh lắng cặn và xảy ra hiện tượng phân hủy yếm khí dưới đáy bể nhằm để hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm không phát sinh mùi hôi ra bên ngoài.

Nước thải từ bể điều hòa 2 sẽ được bơm lên bể keo tụ. Tại bể keo tụ các hóa chất như phèn, Polymer được châm vào nhằm tăng hiệu quả của quá trình keo tụ. Từ bể keo tụ, nước thải tự chảy qua bể tạo bông. Quá trình keo tụ tạo bông diễn ra đồng thời nhằm tạo kết dính các chất bẩn trong nước ở dạng lơ lửng thành các bông cặn có khả năng lắng trong bể lắng. Bùn lắng hóa lý được bơm về bể chứa bùn để xử lý. Nước thải sau lắng được dẫn qua bể Aerotank.

Nước thải sau bể keo tụ, tạo bông giảm được độ màu và pH = 6.5 – 8.4. Các vi sinh vật trong bể Aerotank sẽ xử lý triệt để COD, BOD và toàn bộ lượng màu cần thiết để đạt quy chuẩn xã thải. Nước thải sau khi loại bỏ được 1 phần độ màu và SS sẽ được dẫn qua bể trung gian, nhằm ổn định lưu lượng trước khi được đưa vào bể Aerotank.

Các vi sinh vật hiếu khí sử dụng chất hữu cơ làm nguồn dinh dưỡng để phát triển sinh khối. Các chất hữu cơ trong nước thải sẽ bị phân giải thành các chất vô cơ đơn giản theo phản ứng sau:

CHC + VSV hiếu khí + O2 --> CO2 + H2O + sinh khối mới

Nước thải sau quá trình xử lý sinh học được dẫn qua bể lắng để lắng cặn sinh học được sinh ra. Một phần bùn cặn sau lắng sẽ được dẫn qua bể chứa bùn để đem đi xử lý, một phần sẽ được tuần hoàn về bể sinh học hiếu khí để đảm bảo mật độ vi sinh vật trong bể.

Nước trong sau lắng sẽ được dẫn qua thiết bị lọc áp lực để loại bỏ cặn, màu, mùi còn xót lại trong nước thải. Nước thải sau khi xử lý qua hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm đạt QCVN 13:2015/BTNMT.

Trên đây là công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm đạt chuẩn mà Thiên Long chúng tôi đã đề cập đến để quý khách hàng có thể dễ dàng tham khảo và tìm hiểu.

Dịch vụ xử lý nước thải mới nhất 2023 – tại Công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển TM XD Thiên Long

Bạn đang muốn xây dựng hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm? Bạn đang muốn tìm kiếm một nhà thầu chuyên nghiệp và uy tín? Thiên Long sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp nhất.

Công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển TM XD Thiên Long chúng tôi luôn tự hào vì có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã góp phần tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ xuất sắc với mức đầu tư phù hợp nhất.

Quý doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác công ty để xử lý nước thải hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0965.565.579

Môi trường Thiên Long
Môi trường Thiên Long

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *