Phương pháp xử lý khí Amoniac (NH3) cho nhà máy

Rate this post

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KHÍ AMONIAC (NH3) CHO NHÀ MÁY

Phương pháp xử lý khí Amoniac (NH3) cho nhà máy – Công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển TM XD Thiên Long

Xử lý khí amoniac (NH3) sẽ làm như thế nào?  Khí amoniac (NH3) là gì? Tính chất hóa học và ứng dụng như thế nào trong công nghiệp?  Đây là những câu hỏi đang nhận được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp hiện nay. Hãy cùng chúng tôi giải đáp các thắc mắc chi tiết trong bài viết này.

1. Khí Amoniac (NH3) là gì?

Amoniac là một hợp chất vô cơ được cấu tạo từ 3 nguyên tử Hydro và 1 nguyên tử Nito tạo thành liên kết kém bền. Công thức hóa học là NH3, ở điều kiện tiêu chuẩn là một loại khí độc, không màu, không mùi và tan trong nhiều nước. Amoniac được đặt theo tên của người Ammonian, người đã sử dụng amoni clorua trong các nghi lễ của họ.

 

Khí Amoniac
Khí Amoniac

NH3 được phân loại là một chất cực kỳ nguy hiểm nên yêu cầu việc cất chứa, vận chuyển phải theo quy trình nghiêm ngặt. Trong công nghiệp, NH3 được bán dưới dạng khí NH3 hóa lỏng và được vận chuyển thành xe bồn. NH3 có cấu tạo hình chóp với nguyên tử Nito ở đỉnh liên kết cộng hóa trị với 3 nguyên tử Hydro ở đáy tam giác

2. Tính chất của Amoniac

Hóa chất amoniac NH3 có đầy đủ tính chất vật lý, tính chất hóa học giống như các loại hóa chất khác. Cụ thể như sau:

Tính chất vật lý

  • Amoniac tồn tại ở dạng khí, không màu, mùi hôi khó chịu, hít phải nồng độ lớn có thể gây chết người.
  • Amoniac hóa lỏng nhìn giống như nước, không màu, có mùi hôi hăng nồng.
  • Tỷ trong hơi/ không khí ở 0oC
  • Áp suất tiêu chuẩn 1ATM: 0,769 kg/m3
  • Tỷ lệ giãn nở thể tích cao từ 850 – 1000 lần
  • Khối lượng riêng: 681 kg/m3  (-33oC)
  • Độ hòa tan trong nước: 47% ở 0oC (89,9 g/100ml); 31% ở 25oC, 18% ở 50oC
  • Độ pH > 12
  • Điểm sôi: 33,34oC
  • Điểm nóng chảy: – 77,7oC
  • Nhiệt độ tự cháy: 650oC

Tính chất hóa học của NH3

  • NH3 có tính khử, bazo yếu, làm quỳ tím hóa xanh, tan trong nước, kém bền với nhiệt có thể phân hủy ở nhiệt độ cao theo phản ứng hóa học:

2NH3 ->N2 + 3H2

N2 + 3H2 -> 2NH3

  • Tác dụng với axit tạo thành muối amoni
  • Tác dụng với muối tạo kết tủa nhiều hidroxit kim loại khí tác dụng
  • Amoniac có tính khử

3. Biểu hiện của ngộ độc NH3

Sự kích ứng của amoniac là một tín hiệu cảnh báo đáng tin cậy về nồng độ có hại. Tuy nhiên, do khứu giác mệt mỏi, rất khó phát nồng độ amoniac thấp sau khi tiếp xúc lâu dài. Đường hô hấp là con đường tiếp xúc chính, và các biểu hiện ngộ độc sau khi hít phải khí amoniac chủ yếu bao gồm các khía cạnh sau.

 

Ngộ độc khí amoniac (NH3)
Ngộ độc khí amoniac (NH3)

Nhiễm độc amoniac ở mức độ nhẹ có biểu hiện như viêm mũi, viên họng, đau họng và phát âm khàn. Amoniac đi vào khí quản và phế quản có thể gây ho, khạc đàm và có máu trong đàm. Có thể ho ra máu nặng và phù phổi, khó thở, ho có bọt trắng hoặc đàm có máu, phổi có nhiều bọng nước lớn, vừa và nổi. Bệnh nhân bị đau rát cổ họng, ho, khạc ra máu hoặc ho ra máu, tức ngực và đau sau xương ức.

 

Ngộ độc khí amoniac (NH3)
Ngộ độc khí amoniac (NH3)

Các trường hợp ngộ độc cấp tính do hít phải amoniac phần lớn là do các tai nạn như vỡ đường ống, vỡ van. Ngộ độc amoniac cấp tính biểu hiện chủ yếu là kích ứng niêm mạc đường hô hấp và bỏng. Các triệu chứng khác nhau tùy theo nồng độ amoniac, thời gian hít vào và mức độ nhạy cảm của cá nhân

 

Ngộ độc khí amoniac (NH3)
Ngộ độc khí amoniac (NH3)

4. Tác hại ngộ độc NH3

Khí amoniac NH3 với nồng độ đậm đặc rất nguy hiểm đối với sức khỏe con người, thậm chí có thể mất mạng. Vì thế, khi sử dụng cần phải nắm được những tác hại cũng như cách xử lý khí amoniac

  • Hít phải: Gây bỏng niêm mạc mũi và đường hô hấp dẫn đến suy hô hấp
  • Tiếp xúc: Gây bỏng da, mắt, họng, phổi, thậm chí có thể gây mù vĩnh viễn, nặng nhất gây tử vọng
  • Nuốt phải: Gây bỏng miệng, cổ họng, dạ dày, dẫn đến việc đau dạ dày nghiêm trọng

5. Xử lý ngộ độc NH3

Khử nhiễm, tác hại của amoniac

Nếu bệnh nhân chỉ tiếp xúc với khí amoniac và không bị kích ứng da và mắt thì không cần loại bỏ ô nhiễm. Nếu bạn tiếp xúc với amoniac lỏng và quần áo của bạn đã bị nhiễm bẩn. Bạn nên cởi chúng ra và cho vào túi nhựa hai lớp.

Nếu có tiếp xúc với mắt hoặc kích ứng mắt, hãy rửa sạch bằng nhiều nước. Hoặc nước muối sinh lý trong hơn 20 phút. Nếu bệnh nhân đeo kính áp tròng dễ tháp lắp và không gây hại cho mắt thì nên tháo kính áp tròng ra.

Rửa sạch cùng da tiếp xúc và tóc tóc với nhiều nước hơn trong 15 phút. Chú ý bảo vệ mắt khi rửa sạch da và tóc.

Hồi sức bệnh nhân

Bệnh nhân cần được chuyển ngay ra khỏi khu vực nhiễm độc đến nơi có không khí trong lành. Bệnh nhân phải được hồi sức theo ba bước (thở, thở và tuần hoàn).

  • Đường thở: Đảm bảo rằng đường thở không bị tắc nghẽn bởi lưỡi hoặc dị vật.
  • Thở: Kiểm tra xem bệnh nhân có thở không, nếu không thở có thể dùng mặt nạ bỏ túi để thông khí.
  • Tuần hoàn: Kiểm tra mạch, nếu không có mạch thì tiến hành hồi sức tim phổi.

Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho ngộ độc amoniac, và nên sử dụng phương pháp điều trị hỗ trợ.

6. Công dụng của khí amoniac NH3

NH3 nếu biết dùng đúng cách sẽ ứng dụng được rộng rãi trong đời sống cũng như trong công nghiệp. Dưới đây là một số công dụng điển hình.

Xử lý môi trường khí thải

Khí amoniac NH3 được ứng dụng chủ yếu trong xử lý môi trường, dùng để xử lý triệt để khí NOx có trong khí thải đến từ các nhà máy điện nhiệt, nhà máy thép, xi măng đốt than hoặc khí tự nhiên.

Chế biến phân bón

Amoniac rất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng nên được sử dụng trong chế biến phân bón, giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng, gia tăng năng suất cho các loại cây lương thực như lúa mì, ngô…

Trong đời sống

Trong các hộ gia đình, NH3 được sử dụng làm nước tẩy rửa cho nhiều bề mặt như thủy tinh, đồ sứ, thép không gỉ hay còn được dùng để làm sạch lò nước, ngâm đồ để loại bỏ bụi bặm. Amoniac còn được dùng làm chất chống khuẩn trong thực phẩm vì có tính khử mạnh, nhằm giảm bỏ nhiễm khuẩn của thịt bò.

Ngoài ra, NH3 được sử dụng trong chế biến gỗ, trong công nghiệp dầu khí và công nghiệp khai thác mỏ. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý sử dụng khi chưa hiểu hết về sản phẩm.

 7. Phương pháp xử lý khí amoniac (NH3)

Hấp thụ khí NH3 bằng tháp đệm

  • Hệ thống gồm tháp rỗng làm đầy từ các vật liệu khác nhau như gỗ nhựa, kim loại, gốm hình dạng trụ, cầu, lò xo, lưới đỡ đệm, ống dẫn khí.
  • Chất lỏng trong tháp được phân phối đều nhờ dùng lưới, màng, vòi phun, bánh xe quay. Và vật liệu đệm khi lựa chọn phải đáp ứng yêu cầu về bề mặt riêng, thể tích, đường kính, tiết diện.
  • Nguyên lý hoạt động diễn ra khi chất lỏng đi vào hệ thống, bơm lên bồn để ổn định lưu lượng, hỗn hợp khí thổi từ dưới lên trên để quá trình hấp thụ diễn ra.
  • Phần khí sau khi xử lý phát tán ra ngoài mà không ảnh hưởng đến môi trường. Dung dịch sau hấp thụ lưu ở đáy tháp, trung hòa, xử lý và thải ra môi trường.
  • Hệ thống với cấu tạo đơn giản, hiệu quả tương đối cao được dùng trong dòng khí nồng độ thấp với lưu lượng lớn.

Hệ thống cyclone kết hợp tháp hấp thụ

  • Đây là kỹ thuật xử lý khí amoniac từ quá trình sản xuất thu vào thiết bị cyclone. Dưới tác dụng của lực ly tâm, hạt bụi rơi xuống đáy.
  • Phần khí di chuyển từ dưới lên và dung dịch hấp thụ đi từ trên xuống dưới. Pha lỏng và pha khí qua lớp vật liệu đệm phản ứng tạo thành cation hydro, ion clorua và amonihydroxit.
  • Trước khi đi ra ngoài, dòng khí đi qua thiết bị tách ẩm đảm bảo không còn hơi nước. Còn phần dung dịch đi ngược xuống đáy, qua ống dẫn vào bể lắng và được xử lý như nước thải công nghiệp.

Hệ thống lọc sinh học

  • Loại bỏ chất ô nhiễm nhờ VSV xử lý phân tử hữu cơ, VOCs hoặc hợp chất cacbon, khí độc gồm NH3.
  • Bộ lọc sinh học phải hoạt động trong môi trường tối ưu giúp VSV phát triển và tăng quá trình khử chất ô nhiễm. Hệ thống gồm buồng kín chứa VSV và hấp thụ hơi nước nhờ vật liệu lọc.
  • Khi dòng khí đi qua nguyên liệu lọc, chất khí chứa thành phần chất độc hại bị hấp thụ và làm sạch trước khi thải ra ngoài môi trường.
  • Nguyên liệu lọc phải có chức năng giữ ẩm để tạo màng sinh lọc, diện tích bề mặt lớn, chứa nhiều chất dinh dưỡng với độ ổn định tính chất lý hóa.
  • Lọc sinh học ngày càng ứng dụng rộng rãi vì giá thành thấp, ít khi sử dụng hóa chất, linh động, hiệu suất xử lý đến 90% và vận hành ở các điều kiện khác nhau.

Thông tin liên hệ đơn vị có khả năng xử lý khí amoniac (NH3)

Quý doanh nghiệp hãy liên hệ tới Công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển TM XD Thiên Long. Công ty chúng tôi với đội ngũ thạc sĩ, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã đầu tư nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng khi xử lý khí amoniac (NH3) và tìm các phương án xử lý khí amoniac (NH3) chất lượng tốt nhất, chi phí hợp lý và thời gian nhanh nhất.

  • Với phương châm: “Uy tín, chất lượng là hàng đầu” Thiên Long mang đến cho quý khách hàng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu cần thiết của quý khách.
  • Quý khách hàng có công trình, dự án cần tư vấn, hãy gọi ngay qua hotline 0965.565.579 để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất và tận tình nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *