CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CAO SU HIỆN ĐẠI NHẤT
Vấn đề nước thải cao su chưa được xử lý triệt để trước khi xả ra môi trường, đang là vấn đề đáng lo ngại bởi sự tăng trưởng ngành chế biến mủ cao su ngày một tăng khiến cho lượng nước thải phát sinh càng nhiều, gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khỏe con người. Chính vì thế nước thải phải cần được xử lý một cách hiệu quả trước khi thải ra môi trường. Hãy cùng Thiên Long tham khảo quy trình công nghệ xử lý nước thải cao su đạt chuẩn, hiện đại nhất qua bài viết dưới đây nhé!
1. Nguồn gốc phát sinh nước thải cao su
Nước thải cao su được hình thành chủ yếu từ các công đoạn khuấy trộn, làm đông, gia công cơ học và nước rửa máy móc, bồn chứa.
Trong quá trình chế biến mủ cao su, nước thải phát sinh chủ yếu từ các công đoạn sản xuất sau:
- Dây chuyền chế biến mủ ly tâm: nước thải phát sinh từ quá trình ly tâm, rửa máy móc thiết bị và vệ sinh nhà xưởng.
- Dây chuyền chế biến mủ nước: nước thải phát sinh từ khâu đánh đông, từ quá trình cán băm, cán tạo tờ, băm cốm. Ngoài ra nước thải còn phát sinh do quá trình rửa máy móc thiết bị và vệ sinh nhà xưởng.
- Dây chuyền chế biến mủ tạp: Đây là dây chuyền sản xuất tiêu hao nhiều nước nhất trong các dây chuyền chế biến mủ. Nước thải phát sinh từ quá trình ngâm, rửa mù tạp, từ quá trình cán băm, cán tạo tờ, băm cốm, rửa máy móc thiết bị và vệ sinh nhà xưởng. Ngoài ra nước thải còn phát sinh do rửa xe chở mủ và sinh hoạt.
2. Tính chất nước thải cao su
Đặc tính ô nhiễm của nước thải cao su gồm các thành phần như: pH, BOD5, COD, TSS, N–NH3.
Nước thải cao su có pH thấp, trong khoảng 4.2 – 5.2 do việc sử dụng axit để làm đông tụ mủ cao su. Các hạt cao su tồn tại trong nước ở dạng huyền phù với nồng độ rất cao. Các hạt huyền phù này là các hạt cao su đã đông tụ nhưng chưa kết lại thành mảng lớn, phát sinh trong giai đoạn đánh đông và cán crep.
Nếu lưu giữ nước thải trong một thời gian dài và không có sự xáo trộn dòng thì các huyền phù này sẽ tự nổi lên và kết dính thành từng mảng lớn trên bề mặt nước. Các hạt cao su tồn tại ở dạng nhũ tương và keo phát sinh trong quá trình rửa bồn chứa, rửa các chén ly tâm, nước tách từ mủ ly tâm và cả trong giai đoạn đánh đông.
Các chất có chứa trong nước thải cao su bao gồm: chất hữu cơ, chất vô cơ và vi sinh vật. Các chất vô cơ có trong nước thải chủ yếu là cát, đất, các axit, bazo vô cơ. Trong nước thải có mặt nhiều dạng vi sinh vật : vi khuẩn, vi rút, nấm…
Trong nước thải cao su còn chứa một lượng lớn protein hoà tan, axit formic (dùng trong quá trình đánh đông), và N – NH3 (dùng trong quá trình kháng đông). Hàm lượng COD trong nước thải là khá cao, có thể lên đến 15000mg/l. Tỷ lệ BOD/COD của nước thải là 0.60 – 0.88 rất thích hợp cho quá trình xử lý sinh học.
3. Tác động của nước thải cao su
Nước thải cao su nếu như không qua xử lý mà thải trực tiếp ra ngoài môi trường sẽ làm cho môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Làm đục nước, nổi váng và gây mùi hôi thối
- Tăng quá trình phân hủy do trong nước thải ngành cao su có chứa hàm lượng lớn chất hữu cơ
- Ngoài ra thì quá trình phân hủy protein trong nước không chỉ tạo ra mùi hôi thối mà còn ảnh hưởng tới không khí, thực vật và môi trường xung quanh.
- Hàm lượng chất hữu cơ khá cao sẽ tiêu hủy dưỡng khí cho quá trình tự hủy, thêm vào đó cao su đông tụ nổi ván trên bề mặt sẽ ngăn cản oxi hòa tan dẫn đến hàm lượng DO trong nước giảm, làm chết thủy sinh vật, hạn chế sự phát triển của thực vật.
4. Công nghệ xử lý nước thải cao su
4.1 Quy trình công nghệ xử lý nước thải cao su
4.2 Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải cao su
Nước thải cao su được thu gom qua hệ thống mương thu gom có đặt song chắn rác và được dẫn đến bể thu gom để tránh làm hư hại bơm ở công trình phía sau.
Tại đây nước thải được bơm lên bể tách mủ, nước thải nhà máy chế biến mủ cao su có hàm lượng cao su lớn vì thế trước tiên cần cho qua bể gạn mủ rồi mới đến bể gom để loại bỏ một phần mủ cao su và các chất dạng lơ lửng.
Do thời gian lưu nước thải trong bể tách mủ rất dài nên có khả năng điều hòa nồng độ chất ô nhiễm có trong nước thải tại bể tách mủ, nồng độ chất rắn lơ lửng giảm rất nhiều.
Sau khi ra khỏi bể tách mủ, nước thải cao su được dẫn qua bể keo tụ tạo bông, mục tiêu của quá trình keo tụ tạo bộng là đưa các hóa chất vào trạng thái phân tán đều trong môi trường nước khi phản ứng xảy ra, đồng thời tạo điều kiện tiếp xúc tốt nhất giữa chúng với các phân tử tham gia phản ứng.
Việc này được thực hiện bằng cách khuấy trộn để tạo ra các dòng chảy rối trong nước. Các cặn lơ lửng gắn kết với nhau, nước thải đưa qua bể lắng để lắng cặn được hình thành nhờ quá trình trọng lực. Bông cặn được lắng xuống đáy bể, phần nước trong theo máng thu nước chảy ra khỏi bể lắng. Bùn cặn sau lắng được đưa ra bể chứa bùn để xử lý.
Phần nước sau lắng được đưa qua bể xử lý sinh học kỵ khí UASB. Tại bể UASB, quá trình phân hủy chất hữu cơ xảy ra nhờ hệ vi sinh vật kỵ khí, khí metan sinh ra cũng được thu hồi. Nồng độ BOD chứa trong nước thải cũng giảm xuống, nhằm tạo điều kiện cho bể Aerotank hoạt động tốt hơn.
Do bể UASB không xử lý triệt để chất hữu cơ trong nước thải nên nước thải tiếp tục được dẫn qua bể Aerotank, các vi sinh vật hiếu khí phân hủy chất hữu cơ còn xót lại trong nước thải. Đồng thời một lượng không khí được cấp vào bể thông qua hệ thống phân phối khí đặt dưới đáy bể, nhằm tăng hiệu quả xử lý.
Nước thải cao su sau khi đã xử lý sinh học được dẫn đến bể lắng 2 để giữ lại các màng vi sinh vật lại bể dưới dạng cặn lắng. Tại đây, bùn sinh học sẽ lắng xuống dưới đáy bể, một phần bùn hoạt tính được bơm tuần hoàn về bể Aerotank để bổ sung lượng sinh khối và một phần bùn dư sẽ được đưa về bể chứa bùn để đem đi xử lý.
Tiếp theo, nước thải được đưa qua hồ tùy nghi, tại đây nước thải được xử lý tốt là do hoạt động của các vi sinh vật hiếu khí, kỵ khí và tùy nghi. Từ trên xuống đáy hồ có 3 khu vực chính.
- Khu vực thứ nhất (khu vực hiếu khí) được đặc trưng bởi hệ cộng sinh giữa vi khuẩn và tảo. Nguồn oxy được cung cấp bởi oxy khí trời thông qua quá trình trao đổi tự nhiên qua bề mặt hồ, và oxy được tạo ra qua quá trình quang hợp của tảo. Oxy được vi khuẩn sử dụng để phân hủy các chất hữu cơ tạo nên các dưỡng chất và CO2, tảo sử dụng các sản phẩm này để quang hợp.
- Khu vực trung gian (khu vực kỵ khí không bắt buộc) đặc trưng bởi các hoạt động của các vi khuẩn kỵ khí không bắt buộc.
- Khu vực thứ 3 (khu vực kỵ khí) đặc trưng bởi các hoạt động của các vi khuẩn kỵ khí phân hủy các chất hữu cơ lắng đọng dưới đáy bể.
Sau đó nước được dẫn sang hồ hoàn thiện, được xây dựng để cải thiện chất lượng nước thải đầu ra từ đơn vị xử lý cuối cùng là hồ tùy nghi, chất lượng nước sau xử lý đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu pháp lý.
Dư lượng hợp chất hữu cơ và hàm lượng chất rắn lơ lửng được giảm thiểu, tuy nhiên nhiệm vụ chính của hồ hoàn thiện là cải thiện chất lượng vệ sinh bằng cách đo đạc nồng độ của hệ vi sinh vật chỉ thị: trứng giun và coliform.
Việc loại bỏ conforms thông thường là quy trình xử lý chậm nhất, vì vậy đó là tiêu chí chính cho việc thiết kế hồ hoàn thiện. Cuối cùng, nước thải được dẫn qua bể khử trùng để loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh. Nước thải đầu ra sau xử lý đạt QCVN 01:2015/BTNMT.
Trên đây là công nghệ xử lý nước thải cao su mà Thiên Long chúng tôi đã trình bày để quý khách hàng có thể dễ dàng tìm hiểu và tham khảo.
Dịch vụ xử lý nước thải mới nhất 2023 – tại Công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển TM DV Thiên Long
Bạn đang muốn xây dựng hệ thống xử lý nước thải cao su? Bạn đang muốn tìm kiếm một nhà thầu chuyên nghiệp và uy tín? Thiên Long sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp nhất.
Công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển TM XD Thiên Long chúng tôi luôn tự hào vì có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã góp phần tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ xuất sắc với mức đầu tư phù hợp nhất.
Quý doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác công ty để xử lý nước thải hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0965.565.579