XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU DÂN CƯ BẰNG CÔNG NGHỆ HIỆU QUẢ SỐ 1

5/5 - (1 bình chọn)

XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU DÂN CƯ BẰNG CÔNG NGHỆ HIỆU QUẢ SỐ 1

Xử lý nước thải khu dân cư là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Khi dân cư sinh sống và hoạt động trong một khu vực phát sinh ra một lượng lớn nước thải sinh hoạt, bao gồm nước từ nhà tắm, nhà bếp và nhà vệ sinh, chứa đựng nhiều chất ô nhiễm và vi khuẩn gây hại.

Do đó cần có một hệ thống xử lý nước thải khu dân cư bằng công nghệ tối ưu nhất để đảm bảo nguồn nước thải đầu ra đạt chuẩn, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Hãy cùng Thiên Long tham khảo quy trình công nghệ xử lý nước thải khu dân cư qua bài viết dưới đây nhé!

1. Vì sao phải xử lý nước thải khu dân cư?

Nếu nước thải khu dân cư không được xử lý đúng cách, nó có thể gây ra ô nhiễm và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Khi được xả thẳng vào môi trường mà không qua quá trình xử lý, nước thải có thể làm ô nhiễm các nguồn nước mặt như sông, hồ, ao, và làm giảm chất lượng nước cung cấp cho cộng đồng.

Ô nhiễm nước gây hại cho đời sống sinh vật trong môi trường nước và cả con người.

Do đó, việc xử lý nước thải khu dân cư trước khi xả ra môi trường là cần thiết để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và đảm bảo an toàn cho sức khỏe cộng đồng.

Qua các quá trình xử lý các chất ô nhiễm và vi khuẩn trong nước thải có thể được loại bỏ hoặc giảm thiểu đáng kể, từ đó đảm bảo nguồn nước sạch và bảo vệ môi trường sống tốt hơn.

2. Những nguồn gốc thải ra nước thải của khu dân cư?

Nước thải khu dân cư được tạo ra từ nhiều nguồn gốc khác nhau trong quá trình sinh hoạt hằng ngày của cư dân.

– Nước từ hoạt động tắm, rửa mặt, đánh răng và sử dụng nhà vệ sinh là một nguồn chính của nước thải khu dân cư. Nước này chứa các chất hữu cơ, chất béo, xà phòng và chất ô nhiễm khác.

– Việc rửa chén, nồi, chảo và xả nước từ máy rửa chén, máy giặt và vòi nước nhà bếp tạo ra nước thải chứa các chất ô nhiễm như chất bẩn, dầu mỡ, chất bảo quản và hóa chất từ chế biến thực phẩm.

– Cá hoạt động xử lý nước, bao gồm xử lý nước cấp và hệ thống thoát nước, cũng tạo ra nước thải. Đây là nước thải từ các quá trình lọc, xử lý và xả nước dư thừa, chứa các chất hóa học và chất cặn bã từ quá trình xử lý nước.

– Trong quá trình xây dựng, nước thải có thể được tạo ra từ việc rửa sơn, xi măng và các vật liệu xây dựng khác. Nước thải xây dựng thường chứa các chất hóa học và hạt bụi từ các vật liệu xây dựng.

– Các hoạt động thương mại như nhà hàng, khách sạn, cửa hàng và các hoạt động công nghiệp nhỏ tạo ra nước thải chứa các chất hóa học độc hại và ô nhiễm từ quá trình sản xuất, rửa chén, và hoạt động khác.

– Sự thất thoát nước từ hệ thống ống cống, đường ống và cấu trúc hạ tầng khác cũng đóng góp vào nước thải khu dân cư. Nước thất thoát thường chứa các chất ô nhiễm từ môi trường xung quanh như nước mưa, chất thải từ giao thông và các nguồn ô nhiễm khác.

Xử lý nước thải khu dân cư
Xử lý nước thải khu dân cư

3. Lưu lượng nước thải khu dân cư phụ thuộc vào?

– Số lượng người sống trong khu dân cư là một yếu tố chính ảnh hưởng đến lượng nước thải được tạo ra. Một khu dân cư có dân số đông sẽ tạo ra lượng nước thải lớn hơn so với khu dân cư có dân số ít.

– Mật độ dân cư, ảnh hưởng đến lưu lượng nước thải. Khu dân cư với mật độ dân cư cao hơn sẽ tạo ra lượng nước thải lớn hơn do sự tăng cường hoạt động sinh hoạt và sử dụng nước.

– Mức độ tiêu thụ nước của cư dân trong khu dân cư cũng ảnh hưởng đến lượng nước thải được tạo ra. Các hoạt động như tắm, rửa chén, giặt là, v.v., và việc sử dụng thiết bị tiêu thụ nước khác sẽ quyết định lượng nước thải được tạo ra.

– Các hoạt động kinh doanh và công nghiệp trong khu dân cư cũng đóng góp vào lượng nước thải.

– Thời tiết và mùa vụ cũng có tác động đến lượng nước thải. Trong mùa khô, việc tiêu thụ nước gia tăng để tưới cây, trong khi trong mùa mưa, lượng nước thải có thể tăng do nước mưa trôi vào hệ thống thoát nước.

– Tiêu chuẩn cấp nước.

– Khả năng và đặc điểm của hệ thống thoát nước.

4. Mức độ ô nhiễm của nước thải khu dân cư phụ thuộc vào?

– Loại hình hoạt động trong khu dân cư.

– Lưu lượng nước thải.

– Nồng độ các chỉ tiêu ô nhiễm.

5. Thành phần đặc trưng của nước thải khu dân cư?

  • Thành phần vật lý

Các thành phần vật lý đặc trưng có trong nước thải kho dân cư là: màu, mùi, độ mặn, pH, các loại chất rắn, bụi, …

  • Thành phần hoá học

– Thành phần vô cơ phổ biến bao gồm:

+ Các ion muối: Clorua (Cl), Sulfat (SO42-), Nitrat (NO3) và các ion kim loại như Natri (Na+), Kali (K+), Canxi (Ca2+), và Magiê (Mg2+).

+ Kim loại nặng: Thủy ngân (Hg), Chì (Pb), Cadmium (Cd), Kẽm (Zn) và Đồng (Cu).

+ Các chất tẩy rữa.

– Thành phần hữu cơ phổ biến bao gồm:

+ Các chất hoạt động bề mặt như dầu mỡ, chất béo,…

+ Chất hữu cơ phân huỷ như các chất hữu cơ từ phân, nước tiểu và các sản phẩm sinh hoạt khác.

+ Hợp chất hữu cơ khác như chất bảo quản thực phẩm, chất hoá dược, chất phụ gia và các hợp chất hữu cơ độc hại.

– Thành phần sinh học phổ biến bao gồm: vi khuẩn, tảo, rong rêu, giun, côn trùng, coliform, …

6. Ảnh hưởng của nước thải khu dân cư đến môi trường

– Nước thải khu dân cư chứa các chất ô nhiễm như chất hữu cơ, chất dinh dưỡng (nitơ và phospho), chất hóa học độc hại và vi sinh vật. Khi xả trực tiếp vào môi trường có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm gây hại cho sinh vật và con người.

– Nước thải khu dân cư khi sử dụng để tưới cây hoặc chảy tràn trên đất, nó có thể gây ra sự phân hủy sinh học và làm tăng nồng độ chất dinh dưỡng trong đất, gây ô nhiễm đất và làm giảm năng suất cây trồng.

– Nước thải khu dân cư có thể gây ảnh hưởng đến sinh vật và đa dạng sinh học trong môi trường nước. Gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước tiếp nhận.

– Nước thải khu dân cư chứa các chất ô nhiễm và vi sinh vật gây hại cho sức khỏe con người. Khi con người tiếp xúc hoặc sử dụng nước thải ô nhiễm, có thể xảy ra các vấn đề sức khỏe như nhiễm trùng, bệnh tiêu chảy, và các vấn đề hô hấp.

7. Công nghệ xử lý nước thải khu dân cư

7.1 Quy trình công nghệ xử lý nước thải khu dân cư

Công nghệ xử lý nước thải khu dân cư
Công nghệ xử lý nước thải khu dân cư

7.2 Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải khu dân cư

Nước thải khu dân cư từ các hầm tự hoại và từ các nhà bếp, nhà hàng của các khu vực trong khu nghỉ dưỡng sẽ được gom theo hệ thống thoát nước đưa đến hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Song chắn rác:  Khi nước thải được chảy qua hệ thống, song chắn rác giữ lại các chất rắn như mảnh vụn, giấy, vỏ cây, nhựa và các vật thể khác. Nhờ vào cấu trúc lưới hoặc thanh lọc, song chắn rác ngăn chặn các chất rắn này tiếp tục đi qua hệ thống và gây tắc nghẽn hoặc hỏng hóc cho các thiết bị xử lý tiếp theo.

Bể tách dầu:  Do nước thải khu dân cư phát sinh từ khu vực nhà ăn có chứa một hàm lượng dầu mỡ, nếu không có biện pháp xử lý thích hợp nó sẽ ức chế hoạt động của các vi sinh vật trong nước.

Do đó, nhiệm vụ của bể tách mỡ là tách và giữ dầu mỡ lại trong bể trước khi dẫn vào hệ thống xử lý, tránh nghẹt bơm, đường ống và làm giảm quá trình xử lý sinh học phía sau. Dầu mỡ tách ra định kỳ hút bỏ theo quy định.

Bể điều hòa: Đây là nơi tập trung các nguồn nước thải thành một nguồn duy nhất và đồng thời để chứa cho hệ thống hoạt động liên tục. Do tính chất của nước thải dao động theo thời gian trong ngày, phụ thuộc vào loại hình nhà hàng và giờ cao điểm xã thải.

Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải, tạo chế độ làm việc ổn định và liên tục cho các công trình xử lý, tránh hiện tượng hệ thống xử lý bị quá tải.

Vì vậy, bể điều hòa là công trình đơn vị không thể thiếu trong bất kỳ một trạm xử lý nước thải nào. Đặc biệt đối với nước thải khu dân cư.

Nước thải trong bể điều hòa được sục khí liên tục từ máy thổi khí và hệ thống đĩa phân phối khí nhằm tránh hiện tượng yếm khí hoặc lắng cặn dưới đáy bể. Nước thải khu dân cư sau bể điều hòa được bơm lên bể sinh học thiếu khí.

Bể Anoxic: Trong nước thải khu dân cư có chứa hợp chất Nito và photpho, những hợp chất này cần phải được loại bỏ ra khỏi nước thải. Tại bể Anoxic, trong điều kiện thiếu khí hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển xử lý N và P thông qua quá trình Nitrat hóa và Photphoril hóa.

Bể Oxic: Quá trình phân hủy hiếu khí dựa vào hoạt động sống của vi sinh vật hiếu khí đặc biệt là vi khuẩn hiếu khí, chúng sẽ sử dụng các chất dinh dưỡng và oxy trong nước thải để phân giải các chất hữu cơ. Tại đây các chỉ tiêu ô nhiễm được giảm xuống một cách đáng kể.

Bể lắng sinh học: Nhiệm vụ lắng các bông bùn vi sinh ra từ quá trình sinh học và tách các bông bùn này ra khỏi nước thải. Phần nước trong trên mặt được tập trung chảy vào máng thu nước qua bể khử trùng.

Bể khử trùng: Tại đây Chlorine được châm vào nước với nồng độ và liều lượng thích hợp nhằm tiêu diệt các vi khuẩn và ấu trùng vi sinh vật gây hại sau đó lượng nước khử trùng tiếp tục qua giai đoạn cuối.

Bể lọc: Lọc những cặn bẩn có kích thức nhỏ hơn mà tại bể lắng chưa lắng được. Nước đầu ra đạt QCVN 14:2008/BTNMT.

Trên đây là công nghệ xử lý nước thải khu dân cư mà Thiên Long chúng tôi đã đề cập đến để quý khách hàng có thể dễ dàng tham khảo và tìm hiểu.

Dịch vụ xử lý nước thải mới nhất 2023 – tại Công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển TM XD Thiên Long

Bạn đang muốn tìm một đơn vị chất lượng để xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu dân cư? Bạn đang muốn tìm kiếm một nhà thầu chuyên nghiệp và uy tín? Thiên Long sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp nhất.

Công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển TM XD Thiên Long chúng tôi luôn tự hào vì có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã góp phần tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ xuất sắc với mức đầu tư phù hợp nhất.

Quý doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác công ty để xử lý nước thải hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0965.565.579

Môi trường Thiên Long
Môi trường Thiên Long

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *