HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT HIỆU QUẢ VÀ TIẾT KIỆM CHI PHÍ NHẤT
Việt Nam làm một nước có nền nông nghiệp phát triển, sản lượng nông sản trong nước là rất lớn. Bên cạnh đó thì nhu cầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng tăng theo không kém. Theo như chúng ta được biết thì bên cạnh những lợi ích thì thuốc bảo vệ thực vật cũng gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu cho con người và môi trường.
Do đó lượng nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật cũng tăng đáng kể, dẫn đến môi trường ở khu vực này bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Chính vì thế, doanh nghiệp cần phải có hệ thống xử lý nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật triệt để trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Hãy cùng Thiên Long tham khảo qua công nghệ xử lý nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật qua bài viết dưới đây nhé!
1. Tại sao cần phải xử lý nước thải từ quá trình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
Xử lý nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật là một yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Nước thải từ quá trình sản xuất này có thể chứa các chất hoá học độc hại và chất còn lại từ quá trình sản xuất, có thể gây ô nhiễm nước và ảnh hưởng đến các hệ sinh thái nước.
Quá trình xử lý nước thải giúp loại bỏ hoặc giảm thiểu các chất gây ô nhiễm có trong nước thải sản xuất. Phương pháp xử lý nước thải theo công nghệ đề xuất của Thiên Long giúp loại bỏ hoặc giảm nồng độ chất độc trong nước thải. Điều này giúp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, bảo vệ các nguồn nước ngọt và sinh thái nước sống.
2. Nguồn gốc phát sinh nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
– Quá trình sản xuất: Nhà máy và cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sử dụng nhiều chất hoá học và quy trình công nghệ để sản xuất các thành phần và sản phẩm cuối cùng. Trong quá trình này, nước được sử dụng để rửa, làm sạch và hòa tan các chất hoá học, tạo ra nước thải.
– Xử lý và bảo quản: Các quy trình xử lý và bảo quản thuốc bảo vệ thực vật cũng có thể phát sinh nước thải. Điều này bao gồm việc rửa các thiết bị, vật liệu và bồn chứa, làm sạch các bể chứa và hệ thống ống dẫn, và xử lý các chất thải từ quá trình bảo quản và vận chuyển.
– Bảo dưỡng và sửa chữa: Các hoạt động bảo dưỡng và sửa chữa trong các cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật cũng có thể tạo ra nước thải chứa các chất hoá học và chất còn lại từ quá trình bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị và hệ thống.
– Nước thải sinh hoạt của công nhân và nước thải sau bể tự hoại.
3. Thành phần nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
Thành phần nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật thường là những chất hữu cơ độc hại, khó phân hủy.
Chỉ tiêu | Đơn vị | Nước thải sản xuất | Nước thải sau trộn HTXLNT |
pH | – | 9,21 | 6,5 – 7,5 |
SS | mg/l | 286 | 57,2 |
COD | mgO2/l | 3808 | 761,5 |
BOD5 | mgO2/l | 763 | 252 |
N tổng | mg/l | 279 | 55,8 |
P tổng | mg/l | 0,24 | 0,048 |
Dầu tổng | mg/l | 15 | 3 |
Chất hoạt động bề mặt | mg/l | 0,206 | 0,0412 |
Colifom | MPN/100ml | <3 | <3 |
Hóa chất BVTV:
Carbaryl Carbofuran |
mg/l | KPH | KPH |
BẢNG THÀNH PHẦN NƯỚC THẢI SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
4. Ảnh hưởng của nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường
– Nước thải từ quá trình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật chứa các chất hoá học gây ô nhiễm nguồn nước gây hại cho các sinh vật sống trong môi trường nước và làm suy giảm chất lượng nước, gây rối loạn sinh thái nước.
– Nước thải chứa các chất hoá học và chất từ quá trình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật có thể gây ảnh hưởng đến động và thực vật. Các chất độc hại có thể gây tổn thương hoặc giết chết các loài sinh vật nước, gây giảm số lượng và đa dạng sinh học.
Nếu các chất này được hấp thụ qua cây trồng, chúng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cây và ảnh hưởng đến chất lượng nông sản.
– Các chất hoá học có thể thâm nhập vào mạng thức ăn và gây rối loạn chuỗi thức ăn, ảnh hưởng đến quan hệ giữa các loài trong một hệ sinh thái, gây suy giảm đa dạng sinh học, tác động lâu dài đến sự phát triển và tồn tại của các loài trong môi trường.
– Khi nước thải được xả vào môi trường hoặc thẩm thấu vào đất, các chất độc hại có thể gây ảnh hưởng đến sự sống và hoạt động của vi khuẩn, vi sinh vật đất và các loài sinh vật khác. Điều này có thể làm suy yếu năng suất đất và ảnh hưởng đến sự bền vững của hệ thống canh tác.
– Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.
5. Công nghệ xử lý nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
5.1. Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
5.2. Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
Nước thải được dẫn về hệ thống xử lý nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật theo mương dẫn. Trước khi vào hố thu gom, nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô (bao bì, nhãn mác,…) để tránh làm tắc nghẽn bơm, ảnh hưởng đến hệ thống xử lý phía sau.
Sau đó, nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật được bơm về bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải đảm bảo cho các công trình sau hoạt động tốt. Tại đây có đặt thiết bị sục khí để tránh lắng cặn ở đáy bể.
Nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật được châm axit H2SO4 để giảm pH xuống còn 3 tại bể phản ứng, nhằm tạo điều kiện thích hợp để đi vào bể oxy hóa bằng phương pháp Fenton nhằm oxi hóa các hợp chất vô cơ, các hợp chất khó phân hủy bị oxy hóa thành các chất dễ phân hủy tạo điều kiện cho quá trình xử lý sinh học tiếp theo.
Trong giai đoạn này, chất oxy hóa H2O2 và xúc tác KMnO4 và FeSO4.7H2O sẽ được bổ sung để phản ứng oxi hóa diễn ra.
Nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật lại tiếp tục được dẫn về bể lắng 1 để lắng bùn cặn sinh ra từ quá trình oxi hóa trên cũng đồng thời điều chỉnh pH về trung tính để cho các vi sinh vật trong bể xử lý sinh học hoạt động tốt.
Sau đó, nước thải được đưa vể bể Oxic để xử lý các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Tại đây, các chất hữu cơ có trong nước thải được phân hủy bằng các vi sinh vật hiếu khí tồn tại ở dạng lơ lửng với mật độ cao (bùn hoạt tính) trong điều kiện sục khí. Sự phân hủy chất hữu cơ diễn ra theo phương trình phản ứng sau:
CHC + VSV hiếu khí + O2 à H2O + CO2 + sinh khối mới + năng lượng + …
Hiệu suất xử lý nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sau khi qua bể sinh học hiếu khí bùn hoạt tính COD, BOD5 đạt khoảng 85 – 90%.
Từ bể Oxic, nước thải được đưa qua bể lắng 2 để lắng bùn sinh học. Một phần cặn bùn sẽ được đưa về bể chứa bùn để xử lý, một phần bùn cặn sẽ được tuần hoàn lại về bể Oxic để đảm bảo mật độ sinh khối cho vi sinh vật. Đồng thời, nước tách bùn được tuần hoàn lại hố thu gom để xử lý.
Nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sau khi qua bể lắng 2 sẽ được đưa qua bể khử trùng để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh bằng nước Javen. Nước thải đầu ra sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải cho phép theo quy định xả thải của QCVN 40:2011/BTNMT.
Trên đây là công nghệ xử lý nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật mà Thiên Long chúng tôi đã đề cập đến để quý khách hàng có thể dễ dàng tham khảo và tìm hiểu.
Dịch vụ xử lý nước thải mới nhất 2023 – tại Công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển TM XD Thiên Long
Bạn đang muốn tìm một đơn vị chất lượng để xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật? Bạn đang muốn tìm kiếm một nhà thầu chuyên nghiệp và uy tín? Thiên Long sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp nhất.
Công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển TM XD Thiên Long chúng tôi luôn tự hào vì có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã góp phần tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ xuất sắc với mức đầu tư phù hợp nhất.
Quý doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác công ty để xử lý nước thải hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0965.565.579