THI CÔNG LẮP ĐẶT HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY SỮA

5/5 - (1 bình chọn)

THI CÔNG LẮP ĐẶT HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY SỮA

 

Nước thải nhà máy sữa đang là nỗi lo của các doanh nghiệp. Hiện nay, khi mức sống ngày được nâng cao thì các sản phẩm sữa càng được sử dụng rộng rãi, kéo theo đó lượng nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất cũng tăng theo gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khỏe của con người. Chính vì thế cần thi công lắp đặt hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa với công nghệ đạt chuẩn và hiệu quả nhất. Hãy cùng Thiên Long tìm hiểu thêm về công nghệ xử lý nước thải nhà máy qua bài viết dưới đây nhé!

Nguồn phát sinh nước thải nhà máy sữa

Nước thải nhà máy sữa chủ yếu là sự pha loãng của sữa và các sản phẩm từ sữa do sự rơi vãi từ các công đoạn chế biến, hoặc do sự rò rỉ được phép của thiết bị công nghệ, cùng với các hóa chất tẩy rửa, dầu mỡ dùng để vệ sinh thiết bị cũng như các dụng cụ lưu trữ,….

Nước thải nhà máy sữa phát sinh từ 02 nguồn chính sau:

  • Nước thải sản xuất
  • Nước rửa các bồn chứa và can ở các trạm tiếp nhận.
  • Nước súc rửa các sản phẩm dơ bên trong hoặc trên bề mặt của tất cả các đường ống, bơm, bồn chứa, thiết bị công nghiệp, máy đóng gói, ….
  • Nước rửa thiết bị, rửa sàn cuối mỗi chu kỳ hoạt động.
  • Sữa rò rỉ từ các thiết bị, hoặc do làm rơi vãi nguyên liệu và sản phẩm.
  • Một số chất lỏng khác như sữa tươi, sữa chua kém chất lượng, bị hư hỏng do quá trình bảo quản và vận chuyển cũng được thải chung vào hệ thống thoát nước.
  • Nước thải từ nồi hơi, từ máy làm lạnh.
  • Dầu mỡ rò rỉ từ các thiết bị và động cơ.
  • Nước thải sinh hoạt: phát sinhtừ các hoạt động sinh hoạt ăn uống vệ sinh của công nhân, nhân viên nhà máy.

Đặc trưng của nước thải nhà máy sữa

Thành phần nước thải nhà máy sữa

Thành phần gây ô nhiễm chính trong quá trình sản xuất sữa là sữa và các sản phẩm từ sữa (chiếm 90% tải lượng hữu cơ_BOD). Chính vì thế, các chỉ số cần quan tâm đối với nước thải sản xuất là BOD, COD, SS và chất béo.

Sữa tươi nguyên chất có giá trị BOD cao (khoảng 100.000 mg/l). Cho nên những dung dịch sữa pha loãng cũng có ảnh hưởng ô nhiễm rõ rệt. Những thành phần chính làm chỉ số BOD của nước thải chế biến sữa cao là do lactose, bơ sữa, protein và acid lactic.

Công nghệ xử lý nước thải nhà máy sữa đạt chuẩn

Quy trình công nghệ xử lý nước thải nhà máy sữa

Công nghệ xử lý nước thải nhà máy sữa

Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải nhà máy sữa

Nước thải nhà máy sữa đi qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô có kích thước lớn, sau đó nước thải được đưa qua bể điều hòa. Tại bể điều hòa sử dụng hệ thống làm thoáng bằng khí nén để cấp khí nhằm ổn định chất lượng nước thải, đồng thời hệ thống sục khí giúp tách một phần dầu mỡ và đưa lên bề mặt, số dầu mỡ này sẽ được vớt bằng hệ thống thu gom trên bề mặt để tránh ảnh hưởng tới giai đoạn kế tiếp.

Sau đó, nước thải chảy vào bể tuyển nổi siêu nông DAF với hệ thống cấp khí hòa tan giúp bông cặn nổi lên trên và được thu gom về ống trung tâm nhờ hệ thống thanh gạt trên bề mặt, bùn nổi được đem qua bể chứa bùn để xử lí tiếp theo.

Nước sau khi qua bể DAF được đưa qua bể UASB, nước thải đi từ đáy bể và dâng lên từ từ qua hỗn hợp bùn lỏng. Khí metan tạo ra ở giữa lớp bùn. Hỗn hợp khí lỏng và bùn làm cho nùn tạo thành dạng hạt lơ lửng. Với quy trình này bùn hoạt tiếp xúc được với nhiều chất hữu cơ có trong nước thải và quá trình phân huỷ xảy ra tích cực.

Một số bọt khí và hạt bùn có khí bám vào sẽ nổi lên trên mặt hỗn hợp phía trên bể. Khí va phải lớp lưới chắn phía trên, các bọt khí bị vỡ và các hạt bùn được tách ra, lắng xuống dưới. Khí (chủ yếu là CH4 và CO2) thoát ra ngoài.

Nước thải nhà máy sữa tiếp tục được dẫn qua bể aerotank, ở đây diễn ra quá trình oxy hóa các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải dưới sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí. Trong bể có hệ thống sục khí nhằm cung cấp oxi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí phát triển và phân giải các chất ô nhiễm, vi sinh vật phát triển thành quần thể dạng bông bùn dễ lắng gọi là bùn hoạt tính.

Sau đó bể lắng có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải, đồng thời 1 lượng bùn hoạt tính sẽ được tuần hoàn lại bể aerotank, và nước thải được đưa qua bể trung gian, vì để cho đạt được yêu cầu chất lượng nước đầu ra theo tiêu chuẩn nên cho nước thải tiếp tục qua bồn lọc áp lực.  Nhiệm vụ của bồn lực áp lực để loại bỏ triệt để các cặn còn sót lại trong nước trước khi ra nguồn tiếp nhận.

Bồn lực áp lực sử dụng vật liệu lọc chủ yếu là sỏi, cát. Bể lọc phải được rửa định kì nhằm tăng khả năng lọc của vật liệu, nước rửa lọc được đưa vào bể điều hòa để tiếp tục xử lý. Cuối cùng  nước thải chảy qua bể khử trùng tại đây sẽ dùng dung dịch NaOCl để khử trùng nhằm tiêu diệt những vi khuẩn còn lại sau đó nước sẽ được thải ra cống .

Phần bùn sẽ được bơm tới bể nén bùn để xử lý. Sau đó bùn được đưa tới máy ép bùn và được trộn với Polymer để tăng độ kết dính để tạo thành bánh bùn và đưa tới túi bùn, nước thải còn sót lại trong bùn và nước rửa sàn máy nén bùn sẽ được đưa lại hố thu và tiếp tục xử lý.

Trên đây là công nghệ xử lý nước thải nhà máy sữa mà Thiên Long chúng tôi đã trình bày để quý khách hàng có thể dễ dàng tìm hiểu và tham khảo.

Dịch vụ xử lý nước thải mới nhất 2022 – tại Công ty TNHH đầu tư phát triển thương mại xây dựng Thiên Long

Bạn đang muốn xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa? Bạn đang muốn tìm kiếm một nhà thầu chuyên nghiệp và uy tín? Thiên Long sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp nhất.

Công ty TNHH đầu tư phát triển thương mại xây dựng Thiên Long chúng tôi luôn tự hào vì có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã góp phần tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ xuất sắc với mức đầu tư phù hợp nhất.

Qúy doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác công ty để xử lý nước thải hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0965.565.579

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *