TOP 4 CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY
Với tình hình phát triển như hiện nay, lượng nước thải sinh hoạt thải ra ngày càng tăng cao. Nhưng tổng lượng nước thải sinh hoạt được xử lý hiện nay chỉ 12,6%, trong khi lượng nước thải sinh hoạt phát sinh của TP.HCM hiện nay khoảng 1,54 triệu m3/ngày.
Nguồn nước thải chưa được xử lý, xả trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước mặt, ảnh hưởng đời sống sinh hoạt của người dân ngày càng tăng. Từ năm 2018 đến năm 2021, mỗi năm ước tính tỷ lệ nước thải bình quân tăng khoảng 6,7%. Gây ra vấn đề nan giải, ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Do đó chúng ta rất cần có một công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả, đạt chuẩn. Vậy những công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt nào được áp dụng phổ biến và ưa chuộng hiện nay? Hãy cùng Thiên Long tham khảo các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt qua bài viết dưới đây nhé!
1. Công nghệ SBR
Sequencing Batch Reactor là tên gọi đầy đủ của công nghệ xử lý nước thải SBR, đây là phương pháp xử lý nước thải theo từng mẻ và có ứng dụng công nghệ vi sinh trong quá trình xử lý.
Công nghệ SBR giúp xử lý hiệu quả nước thải sinh hoạt chứa chất hữu cơ, giảm đáng kể hàm lượng Nitơ và chất rắn lơ lửng. Với mỗi hệ thống xử lý nước thải khác nhau sẽ có cách lắp đặt bể SBR khác nhau, phù thuộc vào tính chất nước thải, diện tích, khu vực, kinh phí chi trả,…
Công nghệ xử lý nước thải SBR gồm có các cụm xử lý sau:
+ Cụm bể Selector
+ Cụm bể C-tech
+ Cụm bể hỗ trợ xử lý (bể chứa bùn, bể điều hòa, bể chứa nước thải sau xử lý)
+ Hệ thống phụ trợ khác (máy thổi khí, bơm truyền, hệ thống tuần hoàn nước, hệ thống khử trùng,…)
Nguyên lý hoạt động của công nghệ xử lý nước thải SBR:
Với hai cụm bể là cụm bể Selector và cụm bể C-tech. Nước thải sẽ được dẫn vào bể Selector trước sau khi được được xử lý sơ bộ thì sẽ được chuyển sang bể C-tech.
Bể SBR được hoạt động theo một chu kỳ gồm 5 pha:
1. Làm đầy: Nước thải sẽ được bơm đầy vào bể phản ứng, trong bể đã chứa lượng vi sinh vật có thể phản ứng các chất hữu cơ có trong nước thải.
2. Sục khí: sục khí với lưu lượng cao nhằm cung cấp oxy cũng như tăng cường khả năng tiếp xúc giữa bùn hoạt tính và các chất ô nhiễm có trong nước thải nhằm thúc đẩy khả năng phản ứng xử lý nước thải.
3. Lắng: Khi đã đạt được thời gian sục khí, đó chính là thời gian đã tính toán trước đảm bảo vi sinh vật phản ứng hoàn toàn với các chất ô nhiễm thì tắt máy sục nhằm để cho lượng bùn trong bể lắng hoàn toàn để thực hiện bước tiếp theo.
4. Tháo nước: khi nước thải đã được xử lý và phân tầng rõ rệt thì tiến hành tháo nước đến công đoạn xử lý tiếp theo.
5. Cho bể SBR trong xử lý nước thải nghỉ trong thời gian ngắn và tiếp tục thực hiện từ giai đoạn 1.
Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải SBR:
– Không cần bể lắng và tuần hoàn bùn.
– Trong pha làm đầy bể SBR đóng vai trò như bể cân bằng vì vậy bể SBR có thể chịu dựng được tải trọng cao và sốc tải.
– Có thể hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn sợi thông qua việc điều chỉnh tỉ số F/M và thời gian thổi khí trong quá trình làm đầy.
– Ít tốn diện tích đất xây dựng do các quá trình cân bằng cơ chất, xử lý sinh học và lắng được thực hiện trong cùng một bể.
– Dễ dàng bảo trì, bảo dưỡng thiết bị (các thiết bị ít) mà không cần phải tháo nước cạn bể. Chỉ tháo nước khi bảo trì các thiết bị như: cánh khuấy, motor, máy thổi khí, hệ thống thổi khí.
– Hệ thống có thể điều khiển hoàn toàn tự động
– TSS đầu ra thấp, hiệu quả khử photpho, nitrat hóa và khử nitrat hóa cao.
– Ít tốn diện tích do không có bể lắng 2 và quá trình tuần hoàn bùn.
2. Công nghệ AO (Anoxic – Oxic)
Công nghệ AO là công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt mới nhất hiện nay, được áp dụng để xử lý các chất dinh dưỡng chủ yếu như nitơ và photpho có trong nước thải.
Công nghệ AO có hai bể chính là bể hiếu khí và thiếu khí, tương ứng lần lượt đi kèm với quá trình nitrate hóa ở bể hiếu khí và khử nitrate hóa ở bể thiếu khí.
Công nghệ AO được ứng dụng một cách phổ biến hiện nay trong việc xử lý các loại hình nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao như: nước thải sinh hoạt/ khu đô thị, nước thải bệnh viện, nước thải ngành chế biến thủy hải sản, nước thải ngành thực phẩm- bánh kẹo,…
Nguyên lý hoạt động của công nghệ AO:
Công nghệ AO xử lý nước thải có 2 phân vùng hiếu khí và thiếu khí, chúng tương ứng lần lượt với quá trình nitrate hóa nằm ở bể hiếu khí và giúp khử nitrate hóa ở bể hiếu khí. Tuy nhiên, thực chất là tạo ra chuyển hóa khử nitơ trong nước thải.
Chúng ta có quá trình hoạt động công nghệ AO như sau:
Quá trình thứ nhất bao gồm 1 bể thiếu khí sẽ được theo sau bể hiếu khí. Lúc đó, nitrate được sinh ra trong bể hiếu khí sẽ được đưa quay lại bể thiếu khí. Đồng thời, do quá trình thiếu khí ở trước bể hiếu khí, cho nên quá trình này còn gọi là khử nitrat thiếu khí trước.
Quá trình thứ hai là quá trình khử nitrat thiếu khí sau. Trong đó, BOD sẽ bị loại bỏ ở bể hiếu khí trước. Khi sang bể thiếu khí, nó sẽ không còn đủ carbon dành cho phản ứng khử nitrat. Việc loại bỏ BOD diễn ra với tốc độ chậm hơn nhiều so với quá trình thiếu khí trước.
Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải AO:
- Xử lý triệt để đồng thời hàm lượng chất hữu cơ BOD và chất dinh dưỡng N, P.
- Chi phí đầu tư hệ thống xử lý nước thải chi phí thấp.
- Hệ thống vận hành ổn định, tự động hóa cao.
- Chi phí bảo trì, bảo dưỡng thiết bị thấp.
3. Công nghệ AAO (Anaerobic – Anoxic – Oxic)
Công nghệ AAO (hay còn gọi là A2O) là quy trình xử lý nước thải bao gồm 3 giai đoạn: Anaerobic (kỵ khí) – Anoxic (thiếu khí) – Oxic (hiếu khí). Công nghệ xử lý nước thải AAO là phương pháp sinh học hoạt động nhờ vào sự sinh trưởng và phát triển của các hệ vi sinh vật như là: thiếu khí, kị khí và hiếu khí.
Ngoài ra, còn dựa vào quá trình hoạt động mạnh mẽ khi hấp thụ và phân hủy các chất hữu cơ (chất ô nhiễm trong nước thải) giúp nguồn nước thải được xử lý hiệu quả, đảm bảo đạt chuẩn theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Nguyên lý hoạt động của công nghệ AAO:
Quy trình xử lý nước thải công nghệ AAO được chia thành 3 giai đoạn:
Anaerobic – Quy trình xử lý sinh học kỵ khí
Hệ vi sinh vật kỵ khí hay còn được gọi là Anaerobic đóng vai trò quan trọng khi thực hiện công nghệ A2O trong xử lý nước thải tại bể kỵ khí. Chúng giúp chuyển hóa các chất hữu cơ hòa tan, các chất keo thành hợp chất dễ phân huỷ.
Sau khi phân huỷ, những hợp chất này tồn tại trong bể dưới dạng bọt khí, bám vào bùn và cặn.
Sơ đồ chuyển hóa như sau:
Chất hữu cơ + VK kỵ khí --> CO2 + H2S + CH4 + Các chất khác + Năng lượng
Chất hữu cơ + VK kỵ khí + năng lượng --> C5H7O2N (Tế bào vi khuẩn mới)
Khí sinh học được sản sinh trong quá trình chính là Biogas. Lượng khí này thường được thu để sử dụng đun nấu khi áp dụng xử lý nước thải chăn nuôi.
Anoxic – Quy trình xử lý sinh học thiếu khí
Quy trình thứ 3 trong công nghệ AAO là xử lý thiếu khí – Oxic. Quá trình này sẽ sử dụng các vi sinh vật để tiến hành khử nitrat thành nitơ phân tử.
Lúc này, các vi sinh vật được đưa vào bể để hấp thụ các chất gây ô nhiễm trong bể. Chúng sử dụng nitơ và photpho để làm chất dinh dưỡng giải phóng năng lượng.
Để xử lý sinh học thiếu khí trong công nghệ AAO một cách hiệu quả nhất; hệ thống xử lý nước thải cần được cung cấp máy khuấy với tốc độ phù hợp. Máy khuấy nước này sẽ giúp tạo ra môi trường thiếu oxy. Đây là môi trường thuận lợi cho hệ vi sinh thiếu khí phát triển.
Oxic – Xử lý sinh học hiếu khí
Nitrat hóa và photphorit quá trình quan trọng trong công nghệ A2O trong xử lý nước thải. Nhờ hai quá trình này mà lượng Nitơ và photpho được xử lý hiệu quả. Quá trình Nitrat hóa và photphorit diễn ra như sau:
Nitrat hóa
Quá trình nitrat hóa được diễn ra trong môi trường thiếu khí. Đây là điều kiện thuận lợi để các vi sinh vật có thể khử lượng nitrat và nitrit trong nước thải. Kết quả thu được khí Nitơ và cho chúng thoát ra bên ngoài.
Photphorin hóa
Quá trình photphorin hóa hoạt động dựa trên hệ vi khuẩn Acinetobacter. Những vi khuẩn này giúp chuyển hóa các hợp chất hữu cơ chứa phốt pho trở thành những chất mới.
Cũng giống như công nghệ AO, Công nghệ AAO được ứng dụng khá phổ biến hiện nay trong việc xử lý các loại hình nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao như: nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải ngành chế biến thủy hải sản, nước thải ngành sản xuất bánh kẹo – thực phẩm…
Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải AAO:
- Đây là một công nghệ mà đem lại hiệu quả cao trong công việc. Đồng thời chi phí vận hành tương đối thấp.
- Giúp khử sạch những chất thải làm ô nhiễm nguồn nước. Đồng thời tạo ra một nguồn nước trong sạch.
- Nhờ quá trình xử lý yếm khí (Anoxic) nên có khả năng xử lý nitơ và photpho rất hiệu quả, phù hợp để xử lý nước thải sinh hoạt có độ ô nhiễm cao.
- Xử lý triệt để các chất ô nhiễm có trong nước thải như: COD, BOD, nitơ, photpho..
- Công nghệ AAO giúp giảm các chất hữu cơ cũng như các chất dinh dưỡng dư thừa.
- Chi phí đầu tư xây dựng hệ thống AAO tương đối thấp.
- Lượng bùn thải phát sinh thấp.
- Chất lượng nước có thể đạt chuẩn cột A theo quy định.
- Tiêu thụ ít năng lượng.
4. Công nghệ MBBR
MBBR là từ viết tắt của cụm từ Moving Bed Biofilm Reactor, là quá trình xử lý nhân tạo trong đó sử dụng các vật liệu làm giá thể cho vi sinh dính bám vào để sinh trưởng và phát triển, là sự kết hợp giữa Aerotank truyền thống và lọc sinh học hiếu khí.
Công nghệ xử lý nước thải MBBR là quá trình xử lý sinh học hiệu quả thông qua sự kết hợp của quá trình bùn than hoạt tính và màng sinh học. Công nghệ MBBR sử dụng thiết bị BioChips công suất cao MicroOrganism trong bể sục khí và anoxic.
Nguyên lý hoạt động của công nghệ xử lý nước thải MBBR:
Bể MBBR sục khí liên tục để vi sinh vật sinh trường và phát triển bình thường. Vi sinh vật hiếu khí phân hủy các chất hữu cơ và chất khoáng trong nước thải thành thức ăn.
Hệ thống thổi khí giúp khuấy trộn các giá thể để đảm bảo các giá thể được xáo trộn liên tục trong trạng thái lơ lửng. Nhờ vậy, sinh khối chủng vi sinh vật tăng lên đáng kể kèm theo làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải.
Vi sinh vật trong nước thải bám trực tiếp vảo các giá thể hỗ trợ tối đa quá trình phân giải các chất hữu cơ để nước thải đạt chuẩn QCVN. Các loại vi sinh trên giá thể: VSV hiếu khí – VSV thiếu khí – VSV yếm khí.
Trong quá trình bám dính, lớp sinh vật trong cùng lâu dần không tiếp xúc với các chất hữu cơ sẽ chết và rơi xuống tạo thành lớp cặn bùn. Lớp sinh vật còn sót lại tiếp tục làm nhiệm vụ hình thành quần thể sinh vật mới khi phân hủy chất hữu cơ trong nước thải.
Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải MBBR:
– Đạt 90% hiệu suất xử lý BOD
– Mật độ vi sinh cao giúp hiệu quả xử lý chất hữu cơ tăng lên nhiều lần
– Hệ vi sinh phục hồi dễ dàng trong màng sinh học của giá thể
– Tiết kiệm diện tích, năng lượng.
– Chịu được tải trọng, công suất xử lý lớn
– Dễ dàng tăng công suất của hệ thống xử lý nước thải
– Ít sinh ra bùn cặn và hạn chế vấn đề nghẹt bơm trong hệ thống
– Có thể sử dụng trong cả bể kỵ khí và hiếu khí để đạt hiệu suất xử lý cao hơn
– Không cần hồi lưu bùn từ bể lắng về
– Dễ dàng vận hành, nâng cấp đơn giản
Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Trên là Top 4 công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt phổ biến mà Thiên Long chúng tôi đã cập nhật để quý khách hàng có thể dễ dàng tham khảo và lựa chọn.
Bạn đang muốn tìm một công nghệ phù hợp nhất cho hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của mình
Dịch vụ xử lý nước thải mới nhất 2023 – tại Công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển TM XD Thiên Long
Bạn đang muốn tìm một công nghệ phù hợp nhất cho hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của mình? Bạn đang muốn tìm kiếm một nhà thầu chuyên nghiệp và uy tín? Thiên Long sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp nhất.
Công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển TM XD Thiên Long chúng tôi luôn tự hào vì có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã góp phần tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ xuất sắc với mức đầu tư phù hợp nhất.
Quý doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác công ty để xử lý nước thải hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0965.565.579