XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI BÒ HIỆU QUẢ BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC
Nước thải chăn nuôi bò chứa nhiều chất thải của bò, vụn thức ăn, rơm, trấu có trong chuồng. Nước thải chăn nuôi bò có nồng độ ô nhiễm rất cao, đặc biệt là các chất hữu cơ khiến BOD, COD cao hơn quy định rất nhiều lần, gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ sinh thái nếu không được xử lý.
Chính vì vậy việc xử lý nước thải chăn nuôi bò là vô cùng cần thiết để đảm bảo an toàn cũng như phát triển ngành chăn nuôi một cách bền vững.
1. Các nguồn phát sinh nước thải chăn nuôi bò
– Nguồn phát sinh nước thải chăn nuôi bò chủ yếu đến từ quá trình vệ sinh, dọn dẹp chuồng trại và bài tiết của vật nuôi gồm phân, nước tiểu,….
– Theo ước tính, trang trại có quy mô 1.000 con thì lượng nước thải hàng ngày lên tới 62 m3. Lượng nước thải của mùa hè cao hơn lượng thải của các mùa còn lại. Trung bình mỗi con bò thải ra khoảng 20 kg phân/ngày.
2. Thành phần của nước thải chăn nuôi bò
– Nước thải chăn nuôi bò chứa các thành phần, bao gồm chất hữu cơ như chất béo, protein và carbohydrate, chất khoáng như nitơ, phospho và kali, cùng với các chất hữu cơ tan và chất rắn như axit hữu cơ và bã thức ăn.
– Để giảm tác động xấu lên môi trường, cần áp dụng các quy trình xử lý như xử lý sinh học. Nhờ các phương pháp này, chúng ta có thể giảm thiểu tác động tiêu cực và bảo vệ môi trường hiệu quả.
3. Quy trình công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi bò
Có nhiều công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi bò được áp dụng hiện nay như: xử lý sinh học kỵ khí (biogas), xử lý sinh học hiếu khí (aerotank), xử lý kết hợp kỵ khí – hiếu khí (UASB), xử lý bằng phương pháp vật lý – hoá học (điện phân, ozone,…).
Tùy theo quy mô và điều kiện của từng trang trại chăn nuôi mà có thể lựa chọn công nghệ phù hợp. Một trong những quy trình công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi bò được sử dụng phổ biến hiện nay là quy trình kết hợp kỵ khí – hiếu khí (UASB). Quy trình này có các bước như sau:
Nước thải chăn nuôi bò đi vào hầm biogas nhằm để xử lý các chất hữu cơ và tiêu diệt mầm bệnh. Hầm biogas còn giúp giảm lượng khí độc sinh ra và cung cấp khí đốt để sử dụng. Sau đó nước thải tiếp tục đi đến giai đoạn tiếp theo.
Bước 2: Lọc thô
Nước thải sau khi xử lý qua biogas sẽ đi qua song chắn rác để loại bỏ các loại rác có kích thước lớn, giúp bảo vệ hệ thống và tránh làm nghẹt đường ống hệ thống. Nước thải sau lọc thô được đưa vào bể điều hoà để xử lý.
Bước 3: Bể điều hoà
Nước thải sau khi lọc thô sẽ được đưa đến bể điều hoà để điều chỉnh lưu lượng và nồng độ. Với hệ thống máy thổi khí; nguồn nước thải sẽ được sục khí và được tác động liên tục. Việc sục khí sẽ tránh làm sốc tải trọng và làm chết các vi sinh vật. Nước thải sau đó được chuyển sang tháp khử nitơ để khử lượng Nitơ có trong nước thải
Bước 4: Bể anoxic
Tại bể Anoxic, trong điều kiện thiếu khí hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển xử lý N và P thông qua quá trình Nitrat hóa và Photphoril.
Bước 5: Bể sinh học hiếu khí (Aerotank)
Tại bể sinh học hiếu khí, các vi sinh vật hiếu khí sẽ xử lý các chất thải hữu cơ còn lại trong nước thải. Quá trình xử lý sẽ tạo ra các bông bùn. Nước thải sau quá trình xử lý tại các bể sinh học này; nồng độ BOD, COD giảm tới 85% so với ban đầu. Nước thải sẽ tiếp tục tràn sang bể lắng.
Bể sinh học hiếu khí (Aerotank) là một dạng bể được hoạt động theo nguyên lý hiếu khí hay xử lý trong điều kiện có oxy. Bể Aerotank có cấu tạo gồm một ngăn chứa nước thải và một ngăn chứa bùn hoạt tính. Nước thải được đưa vào ngăn chứa nước thải và được sục khí bằng hệ thống máy thổi khí. Khí oxy được cung cấp cho các vi sinh vật hiếu khí để phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải.
Bùn hoạt tính là một loại bùn có chứa nhiều vi sinh vật hiếu khí, được lấy từ ngăn chứa bùn hoạt tính và trộn với nước thải để tăng hiệu quả xử lý. Bùn hoạt tính sau khi xử lý sẽ được trả lại ngăn chứa bùn hoạt tính để tái sử dụng.
Bước 6: Bể lắng
Trong quá trình này, các chất rắn có khối lượng riêng lớn hơn nước sẽ lắng xuống đáy bể theo trọng lực. Các chất rắn này gọi là bùn, được thu gom qua hệ thống ống thoát bùn và được chuyển sang bể xử lý bùn. Nước sau xử lý sẽ được thu gom qua máng thu nước và được chuyển sang các giai đoạn xử lý tiếp theo.
Bước 7: Bể trung gian
Chất keo tụ như phèn nhôm, phèn sắt, PAC sẽ được châm vào bể tại đây
Bước 8: Bể phản ứng keo tụ tạo bông
Tại bể có 2 ngăn:
– Ngăn 1: Cánh khuấy sẽ hoạt động đều và liên tục để giúp các hóa chất keo tụ tiếp xúc tối đa với các hạt trong nước sau đó dòng nước tại ngăn 1 tiếp tục chảy sang ngăn 2
– Ngăn 2: Bể tạo bông giúp các bông cặn có kích thước và khối lượng nhỏ kết hợp với nhau tạo thành các bông cặn có kích thước và khối lượng lớn. Cánh khuấy tại bể này có tốc độ khuấy nhỏ hơn, nhưng vẫn giữ được sự đều đặn. Các bông cặn có khối lượng lớn sẽ tự động lắng xuống.
Để quá trình tạo bông diễn ra thuận lợi, ta cần chú ý đến các yếu tố sau:
- Độ pH.
- Nhiệt độ.
- Tốc độ cánh khuấy.
Bước 9: Bể lắng hoá lý
Các bông cặn sau khi lắng xuống sẽ bị loại bỏ ra khỏi nước tại bể lắng. Tốc độ dòng chảy trong bểđược điều chỉnh hợp lý để các hạt cặn có thể được tách bỏ ra khỏi nước.
Bước 10: Bể khử trùng
Nước thải sau khi khử trùng sẽ được đưa vào hồ sinh học để cải thiện chất lượng nước và tạo cảnh quan xanh. Hồ sinh học là một hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học tự nhiên, dựa vào sự phối hợp giữa các loại cây thủy sinh, vi sinh vật và động vật sống trong nước. Hồ sinh học có cấu tạo gồm một ngăn chứa nước thải và một ngăn chứa các loại cây thủy sinh như súng, bèo, sen, lục bình,…
Các loại cây thủy sinh sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng như N, P, K, … từ nước thải và giảm độ đục của nước. Các loại vi sinh vật và động vật sống trong nước như tảo, rong, cá, ốc,… sẽ phân hủy các chất hữu cơ còn lại trong nước thải và giảm độ mùi của nước. Nước thải sau khi xử lý qua hồ sinh học sẽ có chất lượng tốt hơn, có thể tái sử dụng cho tưới tiêu hoặc xả ra môi trường.
Dịch vụ xử lý vấn đề môi trường tại – Công ty TNHH Đầu Tư Phát triển TM XD Thiên Long
Bạn đang muốn tìm một đơn vị chất lượng để xây dựng hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi bò? Bạn đang muốn tìm kiếm một nhà thầu chuyên nghiệp và uy tín? Thiên Long sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp nhất.
Công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển TM XD Thiên Long chúng tôi luôn tự hào vì có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã góp phần tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ xuất sắc với mức đầu tư phù hợp nhất.
Quý doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác công ty để xử lý nước thải hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0965.565.579
Môi trường Thiên Long
- 5 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO TIẾT KIỆM HIỆU QUẢ
- GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ XỬ LÝ HIỆU QUẢ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP HIỆN NAY
- TOP 4 BIỂU HIỆN CHO THẤY BẠN CẦN PHẢI SỬA CHỮA HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGAY LẬP TỨC
- TOP 4 CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ PHỔ BIẾN NHẤT
- PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHỢ ĐƠN GIẢN